Người ngoài hành tinh đã truyền lại tri thức thiên văn cho bộ tộc Dogon ở Châu Phi?
“Họ nói rằng tổ tiên của họ được truyền lại những kiến thức này từ các vị khách đến từ hệ sao Sirius”.
Bộ tộc Dogon ở Châu Phi cho biết tổ tiên của họ đã được truyền lại những kiến thức thiên văn cao cấp từ các vị khách đến từ hệ sao Sirius vốn cách Trái Đất hơn 8 năm ánh sáng.
Trong nhiều thập kỷ, những người hoài nghi cũng như ủng hộ thuyết “người ngoài hành tinh cổ đại (ancient aliens theory)” đã tranh cãi không ngừng xoay quanh vốn kiến thức thiên văn tiên tiến của bộ tộc Dogon ở Mali, Châu Phi. Lấy ví dụ, người Dogon đã biết đến quỹ đạo chuyển động của ngôi sao Sirius, vốn không thể quan sát được từ Trái Đất nếu không có sự hỗ trợ của kính thiên văn hiện đại, theo The Epoch Times.
Những hiểu biết của người Dogon
Sao Sirus (hay sao Thiên Lang) là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và có một vị trí nổi bật trong nhiều nền văn hóa cổ đại. Ngôi sao Sirius, cách Trái Đất khoảng 8,7 năm ánh sáng, có một ngôi sao lùn đồng hành màu trắng gọi là sao Sirius B. Sao Sirius B không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, và lần đầu tiên các nhà thiên văn học đoán định về sự tồn tại của nó là vào những năm 1830. Họ đã phát triển một mô hình lý thuyết của quỹ đạo dịch chuyển của Sirius B xung quanh sao Sirius (hiện được gọi là sao Sirius A) về sau này vào thế kỷ thứ 19.
Các nhà thiên văn học biết rằng sao Sirius B được cấu thành từ một loại vật chất siêu cô đặc, nhưng các thông số cụ thể thì nằm ngoài tầm hiểu biết của họ mãi cho đến khi ngành vật lý lượng tử giúp giải thích nó vào năm 1926. Năm 1894, quỹ đạo chuyển động của sao Sirius B trở nên bất thường, khiến các nhà thiên văn cho rằng có thể có một ngôi sao thứ ba tồn tại, sao Sirius C, và nó đã tác động lên quỹ đạo của sao Sirius B. Liệu sao Sirius C có tồn tại hay không, đây là câu hỏi vẫn đang được tranh luận.
Hình ảnh Sao Sirius A và Sirius B quan sát qua kính viễn vọng không gian Hubble. Ngôi sao lùn trắng có thể được nhìn thấy ở góc dưới cùng bên trái. (NASA, ESA, H. Bond / STScI, M. Barstow/ University of Leicester)
Người Dogon được cho là đã biết hết tất cả những điều này từ nhiều thế kỷ trước khi các nhà thiên văn học Tây phương mới bắt đầu hình dung ra nó. Đối với họ, hệ sao Sirius là một hệ ba sao. Họ đã mô tả chính xác sao Sirius B: họ nói rằng nó là một ngôi sao đồng hành với sao Sirius vốn không thể được nhìn thấy khi quan sát trên Trái Đất, rằng nó chuyển động xung quanh sao Sirius A theo một quỹ đạo hình ê-líp với chu kỳ 50 năm, và nó được làm bằng một chất liệu nặng không có trên Trái Đất.
Một biểu đồ của người Dogon, thể hiện quỹ đạo hình êlip của sao Sirius B xung quanh sao Sirius A. (Wikimedia Commons )
Người Dogon cũng biết được rằng Trái đất và các hành tinh khác quay xung quanh trục của chính nó (tự quay), rằng chúng quay quanh mặt trời, rằng sao Mộc có bốn vệ tinh (hay mặt trăng), và rằng sao Thổ có một vành đai xung quanh nó.
Một bài viết trên trang web của Đài quan sát Chandra thuộc NASA có ghi:
“Trong cuốn sách ‘Bộ não của Broca’, nhà thiên văn Carl Sagan cho rằng, vốn kiến thức về quỹ đạo các hành tinh của người Dogon, mặc dù khá hiếm, nhưng vẫn có thể đạt được mà không cần đến sự hỗ trợ của công nghệ cao, như được minh chứng bởi Copernicus và một số học giả Hy Lạp. Không chỉ vậy, trong trường hợp các vệ tinh của sao Mộc và vành đai sao Thổ, thì với sự kết hợp của một thị lực tinh tường và một bầu trời quan sát hoàn toàn quang đãng, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy chúng mà không cần đến kính thiên văn”.
Liệu bằng cách nào đó người Dogon có thể tự mình nhìn thấy sao Sirius B?
Tuy nhiên, nhìn chung những người hoài nghi cũng như ủng hộ thuyết người ngoài hành tinh cổ đại đều cho rằng người Dogon không thể tự mình nhìn thấy sao Sirius B hoặc quỹ đạo của Sirius B xung quanh sao Sirius A.
Cách duy nhất sao Sirius B có thể được nhìn thấy bởi người Dogon (và tất cả các nền văn minh khác) là khi một vài ngàn năm trước đây Sirius B từng là một ngôi sao khổng lồ đỏ, theo Liam McDaid, một giáo sư thiên văn tại Đại học Sacramento City College và một nhà khoa học cấp cao của tổ chức phi lợi nhuận The Skeptic Society (Hiệp hội Nghi vấn). Nếu đây là trường hợp đã xảy ra, thì bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng quan sát cả sao Sirius A lẫn sao Sirius B đang di chuyển trong quỹ đạo. Một số người nói rằng người xưa thực sự đã mô tả sao Sirius là một ngôi sao khổng lồ đỏ.
Nhưng, trong một bài viết cho tổ chức này, McDaid giải thích như sau:
“Ý tưởng này vấp phải một vấn đề là, sao Sirius B đã là một ngôi sao lùn trắng trong ít nhất vài chục ngàn năm. Nếu sao Sirius B là một ngôi sao khổng lồ đỏ chỉ từ vài ngàn năm trước, thì ngày nay vẫn sẽ có một tinh vân hành tinh sáng sủa và rõ nét bao xung quanh nó. Không có tinh vân nào như vậy được nhìn thấy ngày nay”.
Hogon, pháp sư của bộ tộc Dogon. ( Senani P. / Wikimedia Commons )
“Vấn đề thứ hai là các tác giả cổ đại dường như sử dụng màu sắc để miêu tả các ngôi sao khác với cách mà chúng ta làm ngày nay (họ mô tả Pollux, Arcturus, và Capella là ‘màu đỏ’— nhưng một nhà thiên văn hiện đại sẽ gọi chúng theo thứ tự là màu vàng-cam, cam, và màu vàng).
“Và cuối cùng, ngay cả khi sao Sirius B đã từng là một ngôi sao khổng lồ đỏ có thể nhìn thấy được từ một vài ngàn năm trước, thì làm thế nào người Dogon biết sao Sirius B vẫn còn ở vị trí đó sau khi nó đã biến thành một sao lùn trắng?”
McDaid đã đi đến một kết luận, tương tự như của nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan, rằng kiến thức của người Dogon về sao Sirius B phải đến từ một nền văn minh tiên tiến.
McDaid đã đi đến một kết luận, tương tự như của nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan, rằng kiến thức của người Dogon về sao Sirius B phải đến từ một nền văn minh tiên tiến. Sagan và McDaid nói nó hẳn phải bắt nguồn từ nền văn minh phương Tây hiện đại, nhưng có người cho rằng điều này không có nhiều khả năng xảy ra.
Khả năng họ đã tiếp nhận vốn kiến thức thiên văn từ sự giao lưu tiếp xúc với phương Tây là bao nhiêu?
Giả thuyết cho rằng người Dogon sở hữu vốn kiến thức tiên tiến về sao Sirius B được dựa trên nghiên cứu nhân chủng học của Tiến sĩ Germaine Dieterlen, Tổng thư ký Société des Africainistes (Hiệp hội Châu Phi) tại Bảo tàng Musée de l’Homme ở Paris (Pháp), và của Tiến sĩ Marcel Griaule, người đã cùng TS Dieterlen viếng thăm bộ lạc Dogon vào những năm 1930.
Cuốn sách “Bí mật hệ sao Sirius (The Sirius Mystery)” của Robert Temple, xuất bản năm 1976, đã phổ biến thuyết người ngoài hành tinh cổ đại như cách giải thích cho vốn kiến thức tiên tiến của người Dogon. Ông bác bỏ những lập luận của Sagan cho rằng người Dogon có thể đã tiếp nhận những kiến thức thiên văn này qua sự giao lưu tiếp xúc với thế giới phương Tây.
Trong một bức thư ngỏ gửi Sagan, viết năm 1981, ông Temple viết:
“[Tiến sĩ Dieterlen] đã dành phần lớn cuộc đời mình sinh sống cùng người Dogon nên bà biết về họ và phong tục của họ mật thiết hơn bất cứ ai khác, do đó ý kiến của bà về giả thuyết trên, rằng vốn kiến thức về sao Sirius và các phong tục liên quan của người Dogon bắt nguồn từ phương Tây, là rất có sức nặng. Và khi được hỏi về vấn đề này, bà chỉ thốt lên hai từ duy nhất: “Vớ vẩn!”
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình đặc biệt của đài BBC, bà đã đưa ra một hiện vật 400 năm tuổi của người Dogon, trong đó vẽ ba ngôi sao của hệ sao Sirius . Ông Temple cho biết phần này đã bị cắt bớt khi chương trình phát sóng ở Mỹ, và đây có thể là lý do tại sao những người hoài nghi ở Mỹ đã bỏ qua bằng chứng này và lời làm chứng của TS Dieterlen.
Trong một cuộc phỏng vấn khá minh bạch và cởi mở cho một chương trình kỳ dị mang tên “Talk Psychic” (“Trò chuyện với nhà ngoại cảm”), ông Temple nói:
“Nếu bạn hỏi người Dogon, họ sẽ bảo bạn rằng, và đó là điều không ai khác muốn nghe. Họ nói rằng tổ tiên của họ được truyền lại những kiến thức này từ các vị khách đến từ hệ sao Sirius”.
“Họ nói rằng tổ tiên của họ được truyền lại những kiến thức này từ các vị khách đến từ hệ sao Sirius”.
— Robert Temple, tác giả cuốn “Bí mật hệ sao Sirius (The Sirius Mystery)”.
Ông Temple cho biết kiến thức về hệ sao Sirius thể hiện đậm nét và rộng khắp trong văn hóa Dogon, “được thể hiện trong … hàng trăm hoặc hàng ngàn hiện vật, biểu tượng, khăn dệt, tượng chạm khắc, v.v…”. Ông cho rằng vốn hiểu biết này không thể thâm nhập vào nền văn hóa này một cách nhanh chóng đến vậy kể từ khi các nhà thiên văn phương Tây phát hiện ra hệ sao Sirius cho đến thời điểm ông Dieterlen và ông Griaule bắt đầu cuộc nghiên cứu của họ vào năm 1931.
Một ngôi làng Dogon. ( Dario Menasce / Wikimedia Commons )
“Và làm thế nào mà hàng trăm thậm chí hàng ngàn vật thể như vậy lại có thể được ‘làm giả một cách tinh xảo’ để trông như có niên đại hàng thế kỷ như thế. Không chỉ vậy, còn rất nhiều yếu tố khác, ví như tính linh thiêng thần thánh trong phong tục truyền thống của bộ lạc Dogon cho thấy không nhiều khả năng các hiện vật chịu ảnh hưởng hay bắt nguồn từ văn hóa của những kẻ xâm lược da trắng từ phương Tây vốn không được các pháp sư của bộ lạc xem trọng hoặc tin tưởng. Tất cả điều này khiến TS Dieterlen phủ nhận giả thuyết về nguồn gốc phương Tây của các hiện vật. Ông cho rằng giả thuyết này thật ‘ngớ ngẩn’”, ông nói thêm.
Do đó, nguồn gốc của vốn kiến thức thiên văn về hệ sao Sirius của bộ lạc Dogon hiện vẫn là một bí ẩn. Chưa có đủ bằng chứng để xác thực bất cứ giả thuyết nào. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta có thể mở rộng tâm trí, khai phóng trí tưởng tượng để cân nhắc đến những giả thuyết dường như không tưởng, nhưng đáng suy ngẫm và cân nhắc.
Leave a Reply