Các chuyên gia tin rằng có một tượng Nhân sư thứ hai???

Vậy Shammaa đã dựa vào đâu để tin rằng vẫn còn một bức tượng Nhân Sư nữa ở cao nguyên Giza?

Tượng Nhân Sư được xem là bức tượng to lớn và lâu đời nhất thế giới. Tuy nhiên gần đây, một cuộc nghiên và phân tích kỹ càng về lịch sử Ai Cập cổ đại đã cho thấy, có thể có tới 2 tượng Nhân sư nằm bên cạnh các Kim tự tháp ở cao nguyên Giza.
tượng nhân sư, thứ 2, Kim tự tháp Giza,
Bạn đã bao giờ nghĩ bức tượng Nhân Sư ở Ai Cập ngày nay đã từng có một phiên bản khác? Không chỉ người Ai Cập cổ mà còn cả người Hy lạp, La Mã, Hồi Giáo cũng từng đề cập đến bức tượng Nhân sư thứ hai. Và nó đã từng bị phá hủy vào khoảng năm 1000 – 1200 CN.

Phải chăng bức tượng Nhân Sư thứ 2 đã bị chôn vùi bởi hàng tấn cát đá bên dưới cao nguyên Giza, ngay bên cạnh tượng Nhân Sư vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.

Một trong số các học giả đưa ra giả thuyết này là nhà Ai Cập học Bassam El Shammaa. Ông đã dành hơn một thập kỷ để tìm kiếm bức tượng Nhân Sư được cho là đã bị thất lạc ấy.

Vậy Shammaa đã dựa vào đâu để tin rằng vẫn còn một bức tượng Nhân Sư nữa ở cao nguyên Giza?

Trước tiên, nhìn vào lịch sử Ai Cập cổ đại và những tượng nhân sư nhỏ khác được tìm thấy trên khắp Ai Cập, người ta đều thấy rằng tượng nhân sư luôn xuất hiện thành từng cặp và có tính đối ứng, chỉ duy có tượng Nhân Sư lớn ở cao nguyên Giza là đứng một mình. Điều này khá bất thường. Và quan điểm của El Shammaa cũng phù hợp với niềm tin của người Ai Cập cổ, đó là quy luật đối ứng. Tuy nhiên toàn bộ căn cứ cũng không thể chỉ dựa trên quy luật này.

Dù sao đi nữa, để đi đến kết luận gây tranh cãi này, El Shammaa đã mất nhiều năm làm việc để thu thập các dữ liệu khảo cổ, các văn tự cổ xưa và cả một hình ảnh lạ thường chụp từ vệ tinh do NASA cung cấp. Tất cả dường như đang chứng thực cho giả thuyết của ông.

“Mỗi khi nghiên cứu về tín ngưỡng Mặt trời của người Ai Cập cổ, chúng ta nên cân nhắc về hình ảnh một cặp sư tử được đặt song song và đối mặt hoặc quay lưng lại với nhau”, El Shammaa nói.

Nhà Ai Cập học cũng đề cập đến thần thoại của người Ai Cập cổ, kể về thần sáng tạo Atum đã sinh ra con trai là Shu và con gái Tefnut dưới hình hài sư tử. Ông còn đưa ra bằng chứng về những dòng chữ được vua Thutmosis IV (Dream Stela) khắc bên dưới tượng Nhân Sư. Nội dung của nó rõ ràng đang mô tả về hai tượng Nhân Sư.

Vì vậy, cũng có thể tồn tại một bức tượng được tạc với hình dạng một Nhân Sư. Nhưng điều gì đã xảy ra với bức tượng này?

Dựa trên các văn tự cổ, El Shammaa tin rằng một tia sét kinh hoàng từ hàng ngàn năm trước đã phá hủy bức tượng.

Ngoài các phân tích dựa trên những văn tự cổ đại, El Shammaa cũng được NASA cung cấp những bằng chứng hình ảnh mới nhất. Đó là nhờ hệ thống phân tích hình ảnh từ không gian (SIR-C/X-SAR) của Hoa Kỳ. Hệ thống này có thể phân tích tỷ trọng các lớp địa chất ở cao nguyên Giza và ở vị trí đặt tượng Nhân Sư. Với hình ảnh này, chúng ta có thể nhận thấy ngay tại ví trí El Shammaa cho là nơi từng đặt tượng Nhân Sư thứ hai có dấu vết của một công trình.

El Shammaa giải thích: ”Tín hiệu này thường nhận được từ một dạng sóng có bước sóng dao động từ 1cm – 1m tương đương với tần số khoảng 300MHz đến 30GHz. Tiếng vọng trở lại của nó sẽ được các thiết bị kỹ thuật số chuyển thành hình ảnh. Nó sẽ cho ra nhiều điểm ảnh, mỗi điểm ảnh đại diện cho một vị trí cụ thể được quét bằng radar. Kết hợp với giả thuyết của tôi, những hình ảnh này ở vị trí tương ứng với bức tượng Nhân Sư thứ hai”.

“Hình ảnh cao nguyên Giza chụp từ vệ tinh Endeavor do NASA công bố cũng đã xác nhận khám phá này. Nó làm cho người ta có cảm giác giống như sấm sét đã phá hủy bức tượng”, El Shammaa nói thêm.
Và nếu tiến hành khai quật, chúng ta có thể tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về tượng Nhân Sư thứ hai. Các tác giả Graham Hancock và Robert Bauval dường như cũng đồng ý với sự tồn tại của tượng Nhân Sư thứ hai trên cao nguyên Giza. Trong cuốn sách “Thông điệp từ tượng Nhân Sư”, họ cho rằng bức tượng có thể được tạo ra để đại diện cho thần Atum và thần Harmachis.

Sau khi được đăng trên báo chí, ý tưởng này đã được hỗ trợ bởi một nghiên cứu toàn diện kéo dài hơn một thập kỷ. Và điều duy nhất còn thiếu đối với El Shammaa là một giấy phép khai quật, để giúp ông có thể chứng minh việc có hay không bức tượng Nhân Sư thứ hai ở cao nguyên Giza từ hơn 5.000 năm trước.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *