Những điều bí ẩn về linh hồn sau khi chết
Trong trường hợp bệnh nhân chết, rất có thể thông tin lượng tử sẽ tồn tại mãi mãi trong không gian dưới dạng linh hồn”, Hameroff giải thích.
Hai nhà khoa học nổi tiếng khẳng định ý thức của con người có thể tồn tại trong vũ trụ sau khi hệ thần kinh của chúng ta ngừng hoạt động.
Tiến sĩ Stuart Hameroff, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ý thức của Đại học Arizona tại Mỹ, và nhà vật lý người Anh Roger Penrose, vừa đề xuất một giả thuyết mới về ý thức con người. Theo hai ông, linh hồn người nằm trong những ống siêu nhỏ trong tế bào não. Ý thức của chúng ta là kết quả của những tác động do lực lượng tử gây nên trong những ống siêu nhỏ ấy, Physorg đưa tin.
“Có lẽ linh hồn của chúng ta chỉ là sự tương tác giữa những tế bào thần kinh trong não. Vì thế linh hồn là một phần cơ bản của vũ trụ và tồn tại từ khi thời gian bắt đầu”, hai nhà khoa học nhận định.
susongsaukhichet
Đạo Phật và đạo Hindu cho rằng ý thức là một phần không thể tách rời của vũ trụ. Các trường phái triết học phương Tây cũng khẳng định điều tương tự.
Hameroff lập luận rằng cảm giác cận kề cái chết xảy ra khi các ống siêu nhỏ mất trạng thái lượng tử.
“Khi tim ngừng đập và máu ngừng chảy, trạng thái lượng tử sẽ không còn tồn tại trong những ống siêu nhỏ. Nhưng thông tin lượng tử bên trong các ống không bị hủy diệt, mà chỉ rời cơ thể để quay trở về vũ trụ. Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, thông tin lượng tử sẽ quay trở lại các ống và bệnh nhân kể rằng họ vừa tới cổng thiên đường. Trong trường hợp bệnh nhân chết, rất có thể thông tin lượng tử sẽ tồn tại mãi mãi trong không gian dưới dạng linh hồn”, Hameroff giải thích.
Giới chuyên gia thực nghiệm chỉ trích giả thuyết của Hameroff và Penrose. Hiện nay nó đang trở thành đề tài gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học khắp thế giới. Tuy nhiên, Hameroff khẳng định rằng những phát hiện mới trong lĩnh vực vật lý lượng tử sẽ chứng minh tính đúng đắn trong giả thuyết của ông. Mới đây các nhà khoa học đã chứng minh rằng lực lượng tử tham gia vào nhiều quá trình sinh học quan trọng – như quang hợp, thở, định hướng.
Leave a Reply